Đường dây nóng:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã
Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã
Cơ quan thực hiện: UBND thị trấn Mộc Châu
Lĩnh Vực: Lĩnh vực Công Thương
Cơ sở pháp lý:

             - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017.

- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

           - Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

 

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, bộ phận tiếp nhận viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, vào sổ theo dõi hồ sơ.

Bước 2. Chuyển hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lập phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Chuyển hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ: Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã thẩm định hồ sơ theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: Tổ chức kiểm tra, trình lãnh đạo xã quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

- Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;                                                                                           

- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định;

- Trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết: UBND cấp xã có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.

Bước 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Công chức tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào sổ theo dõi hồ sơ và thực hiện như sau:

- Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí theo quy định (nếu có);

- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan giải quyết;

- Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết;

- Trường hợp cá nhân, tổ chức, chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận thì kết quả được lưu giữ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

 

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ  trực tiếp tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính.

 

Thành phần số lượng hồ sơ:

01 bộ. 

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 18 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ..
Đối tựơng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
Kết quả: Quyết định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Không.

Lệ phí: Không
Hồ sơ đính kèm: Tải Ngay

Phụ lục I

PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

CHO CÔNG TRÌNH, VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN

(Ban hành kèm Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/ 2019

của  Bộ Công Thương)

1. Trang bìa

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN (nếu có)

TÊN CHỦ SỞ HỮU HOẶC TỔ CHỨC ĐƯỢC ỦY QUYỀN/GIAO

 

 

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI

CHO CÔNG TRÌNH, VÙNG HẠ DU ĐẬP

Tên công trình: .......

(Trong giai đoạn xây dựng)

 

 

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

(Ký tên, đóng dấu)

CHỦ SỞ HỮU ĐẬP, HỒ CHỨA HOẶC

CƠ QUAN ĐƯỢC ỦY QUYỀN/GIAO

(Ký tên, đóng dấu)

         

......, tháng ... năm ....

 

2. Nội dung phương án

2.1. Khái quát về chủ đầu tư và công trình

a) Về chủ đầu tư:

- Tên chủ đầu tư và cơ quan cấp trên (nếu có).

- Địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website.

b) Về công trình

- Tên công trình/dự án.

- Cấp công trình theo thiết kế được duyệt.

- Phân loại đập, hồ chứa của chủ đầu tư theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.

- Nhiệm vụ của công trình.

- Địa điểm xây dựng (xã, huyện, tỉnh).

- Thời điểm khởi công, thời điểm dự kiến đưa vào khai thác, sử dụng.

2.2. Khái quát về địa hình, khí tượng thủy văn (lượng mưa, mùa mưa, lưu lượng lũ lớn nhất...), thảm thực vật lưu vực hồ chứa theo thiết kế; các hình thái thiên tai có thể xảy ra trong lưu vực hồ chứa

2.3. Khái quát vùng hạ du đập

a) Về địa hình.

b) Về dân cư (số lượng, phân bố, khả năng tiếp cận tín hiệu cảnh báo).

c) Những công trình xây dựng hiện hữu có thể bị ảnh hưởng.

2.4. Thông tin về các nhà thầu xây dựng, giám sát

a) Tên, địa chỉ các nhà thầu.

b) Số lượng người, thiết bị, phương tiện, vật tư thường xuyên có mặt tại công trường và vị trí bố trí.

2.5. Tiến độ xây dựng đập và các công trình tạm, phụ trợ theo từng tháng và biện pháp để bảo đảm an toàn nếu thiên tai xảy ra

2.6. Dự kiến các tình huống có thể gây mất an toàn trong quá trình xây dựng đập do thiên tai gây ra và biện pháp ứng phó để bảo đảm an toàn cho vùng hạ du; người, phương tiện, vật tư... tại công trường và đập

2.7. Cam kết của nhà thầu xây dựng trong việc tham gia ứng phó khi có thiên tai và sự cố công trình

2.8. Phương án huy động vật tư, phương tiện, nhân lực khi thiên tai

2.9. Danh bạ điện thoại và các hình thức liên lạc khác giữa chủ sở hữu; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện với chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương; các cơ quan khác có liên quan.

3. Các tài liệu sử dụng để lập phương án

 

 

 

 

 

 

Online:1
Hôm nay:14
Hôm qua:18
Tổng số: 75268
Không có video - Upload lại link